Hợp đồng thế chấp vô hiệu thì hợp đồng vay có vô hiệu không?
Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay thửa đất đem thế chấp tại ngân hàng không thuộc quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt toàn bộ của vợ chồng C. Vợ chồng C là người bảo lãnh mảnh đứng ra thế chấp cho công ty. Việc UBND thu hồi để hủy giấy chứng nhận này là hoàn toàn có cơ sở vì đã cấp sai đối tượng. Do đó, hợp đồng thế chấp của Công ty A với Ngân hàng B cũng sẽ có cơ sở để bị vô hiệu nếu như người có quyền và lợi ích liên quan tiến hành thủ tục khởi kiện tại tòa. Tuy nhiên, Hợp đồng vay của Công ty đối với ngân hàng sẽ không bị vô hiệu vì hợp đồng thế chấp là một phần của hợp đồng vay để đảm bảo nghĩa vụ của người vay nhưng không đồng nghĩa rằng không có hợp đồng thế chấp thì không thể vay tiền.
Điều 135 Bộ luật dân sự 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Giao dịch vay và giao dịch thế hoàn toàn là hai giao dịch riêng biệt và độc lập với nhau. Hậu quả pháp lý của việc không trả được nợ từ hợp đồng vay kéo theo nghĩa vụ phát sinh đối với hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp vô hiêu không kéo theo hợp đồng vay vô hiệu. Do đó, ngân hàng vẫn lấy được tiền từ bên phía vay nợ khi có yêu cầu khởi kiện về hợp đồng vay tại tòa án. Tòa án chi có cơ sở tuyên hủy hợp đồng thế chấp chứ không có cơ sở tuyên hủy hợp đồng vay nợ vì hợp đồng vay nợ không bị vô hiệu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của hợp đồng vay khi hợp đồng thế chấp vô hiệu. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật