Hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở không có công chứng
Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ, rõ ràng về thời điểm có dự án giải tỏa, bồi thường. Đồng thời, việc bạn ký vào giấy tờ do đối tượng thanh tra đất đưa với để nhận số tiền 10 triệu với nội dung gì (hợp đồng mua bán nhà ở hay giấy tờ xác nhận ..lỗi một phần do bạn) và việc đối tượng khác liên hệ yêu cầu bạn ký tế vào giấy bán nền thì gia đình ban đã ký hay chưa và việc ký này có được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không. Nên rất khó để xác định gia đình có lấy lại được ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của mình và các quyền lợi khác có liên quan. Để nhận được hướng tư vấn cụ thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin bổ sung.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã ký và giấy tờ ký là hợp đồng mua bán nhà ở nhưng không có công chứng hoặc chứng thực, chưa hoàn tất thủ tục sang tên quyền sở hữu nhà ở thì đương nhiên giao dịch đó vô hiệu và còn thời hiệu khởi kiện. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì gia đình có thể giải quyết theo hướng làm đơn khởi kiện ra Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu để lấy lại quyền sở hữu nhà ở của mình. Cụ thể, Bộ luật dân sự 2005:
Điều 450. Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở
Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Ngoài ra, việc ký vào giấy tờ mà đối tượng thanh tra đất đưa ra một phần do lỗi của bạn vì không kiểm tra, xác minh rõ nội dung trong đó. Đồng thời, cũng không có căn cứ chứng minh rằng họ lừa đảo để chiếm dụng tài sản của mình lấy lợi riêng (khi ký là do bạn tự nguyện ký) nên rất khó xử lý, trừ trường hợp họ thừa nhận hành vi của mình hoặc bên thứ 3 mua lại từ người thanh tra đứng ra làm chứng sự việc thì khi đó có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở không có công chứng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật