Lập di chúc nhưng có điều kiện định đoạt di sản
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn để lại di chúc với nội dung "nếu sau này anh nào không sử dụng nữa muốn bán thì trước hết phải bán cho anh em trong gia đình và anh em trong ròng tộc nếu không ai mua thì mới được bán ra người ngoài" có thể hiểu đó là điều kiện của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không quy định về Di chúc có điều kiện, mà vấn đề ràng buộc nghĩa vụ của người thừa kế thì chỉ có quy định về Di sản dùng vào việc thờ cúng. Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng."
Do vậy, cần phải xác định nội dung di chúc của bố bạn có thể hiện phần đất, căn nhà để lại cho anh của bạn với mục đích thờ cúng hay không. Trường hợp thể hiện mục đích thờ cúng thì anh của bạn sẽ không có quyền định đoạt (bán, tặng cho, ...). Trường hợp không thể hiện mục đích thờ cúng thì anh của anh/chị có quyền định đoạt. Và trường hợp anh của anh/chị được đứng tên trên GCNQSD đất và nhà đó thì anh của anh/chị sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn...).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc lập di chúc nhưng có điều kiện định đoạt di sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật