Hành vi nào vi phạm các quy định về hợp đồng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính?

Những hành vi nào vi phạm các quy định về hợp đồng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính?

Những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động sau đây thì bị xử phạt vi phạm hành chính:

– Không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký;

– Vi phạm những quy định về thuê mướn người giúp việc trong gia đình quy định tại Điều 139 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Giao kết hợp đồng lao động không đúng loại theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên;

– áp dụng thời gian thử việc với người lao động dài hơn so với thời gian do pháp luật quy định;

– Vi phạm những quy định về thời gian tạm thời chuyển lao động sang làm việc khác; về việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác quy định tại Điều 34 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Vi phạm những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung;

– Ngược đãi, cưỡng bức người lao động;

– Bắt người lao động đặt cọc tiền không tuân theo những quy định của pháp luật;

– Người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng người lao động theo phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào