Điều kiện mua sắm trực tuyến
Căn cứ Điều 24 Luật đấu thầu 2013 quy định về mua sắm trực tiếp như sau:
''1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.''
Như vậy, trong trường hợp này, bạn áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế; đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
+ Quy mô của gói thầu nhỏ hơn 130% gói thầu trước, gói thầu trước bao gồm: 1000 bộ complet nam giới, 1000 bộ comlet nữ giới, 500 bộ complet trẻ em.
+ Đơn giá của gói thầu thực hiện mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá thực hiện gói thầu trước.
+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Nếu công ty bạn đáp ứng được 4 điều kiện trên thì sẽ thực hiện hình thức đấu thầu là mua sắm trực tiếp theo quy định của Luật đấu thầu 2013.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện mua sắm trực tuyến. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đấu thầu 2013 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật