Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Hiện tại, em đang làm một đề tài tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực ngoại giao. Em có tìm hiểu qua một số tài liệu và rất thắc mắc: Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Khánh Thy (email: thy***@gmail.com, sdt: 098364****).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao đã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 17/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra Ngoại giao.

Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra 2010 và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Quyết định hoặc trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Ngoại giao. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 17/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Ngoại giao

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào