Căn cứ nào để thực hiện giám sát ngân hàng?

Căn cứ nào để thực hiện giám sát ngân hàng? Và được quy định cụ thể ở đâu? Qua tự tìm hiểu và nghiên cứu, em được biết hoạt động giám sát ngân hàng được thực hiện để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, tránh những rủi ro hoạt động. Vậy việc giám sát này dựa trên những căn cứ nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Lê Nguyễn Anh Thư (email: thu***@gmail.com, sdt: 098364****).

Căn cứ để thực hiện giám sát ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Theo đó, căn cứ để thực hiện giám sát ngân hàng được quy định như sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng.

2. Điều lệ và các văn bản, chính sách nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng.

3. Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo hoạt động định kỳ.

4. Báo cáo thống kê.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

6. Các thông tin, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về căn cứ để thực hiện giám sát ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào