Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng được quy định như thế nào?

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Thanh Phong (phong***@gmail.com, quê ở Quảng Bình). Em đang ôn tập để thi tuyển ngành ngân hàng ở tỉnh. Trong quá trình ôn tập, em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 18 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.

Theo đó, thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng được quy định như sau:

1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại ngân hàng . Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào