Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?
Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng đã được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Theo đó, nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng được quy định như sau:
1. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.
2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.
4. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
5. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.
6. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.
9. Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật