Đính chính tên chủ sử dụng đất như thế nào?
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục đính chính GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau:
“1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho VPĐKĐĐ để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp VPĐKĐĐ phát hiện GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp GCN đã cấp để thực hiện đính chính.
2. VPĐKĐĐ có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Trường hợp đính chính mà người được cấp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì VPĐKĐĐ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Theo đó tên trên GCN quyền sử dụng đất phải trùng với tên trong giấy khai sinh. Đối với trường hợp không cùng tên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đính chính lại.
Đối với trường hợp này, anh đã trình báo UBND huyện và tại đây đã sửa bằng cách xóa dấu ngã thay dấu huyền rồi đóng dấu tròn của VPĐKĐĐ. Như vậy, GCN quyền sử dụng đất trong trường hợp này là có giá trị pháp lý, không ảnh hưởng gì đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau này.
Thư Viện Pháp Luật