Cách xác định quan hệ tranh chấp trong kinh doanh thương mại?
Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quan hệ tranh chấp trong kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để ghi cho đúng tên vụ việc khi lập hồ sơ vụ án thì bạn cần phải xem xét kỹ hồ sơ khởi kiện và căn cứ vào câu từ quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để ghi cho đúng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách xác định quan hệ tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật