Hành vi vượt xe máy ở đường vòng bị xử lý thế nào?
Tường hợp cấm vượt được quy định trong Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
- Không bảo đảm các điều kiện sau: không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Trên cầu hẹp có một làn xe.
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, đường vòng là một trong những trường hợp được quy định là cấm vượt. Nếu vượt xe ở đường vòng sẽ bị xử phạt theo Điểm c Khoản 5 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP là phạt tiền từ 500.000 đến mức phạt cao nhất là 1.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi vượt xe máy ở đường vòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
- Không bảo đảm các điều kiện sau: không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Trên cầu hẹp có một làn xe.
- Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế.
- Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt.
- Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, đường vòng là một trong những trường hợp được quy định là cấm vượt. Nếu vượt xe ở đường vòng sẽ bị xử phạt theo Điểm c Khoản 5 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP là phạt tiền từ 500.000 đến mức phạt cao nhất là 1.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi vượt xe máy ở đường vòng. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật