Hạch toán kế toán về dự trữ ngoại hối nước ta được quy định thế nào?
Hạch toán kế toán về dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định tại Điều 22 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, theo đó:
Dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc đánh giá lại dự trữ ngoại hối nhà nước trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước để theo dõi sự tăng hoặc giảm giá trị dự trữ ngoại hối nhà nước bằng Đồng Việt Nam nhằm phản ánh biến động về tỷ giá và giá vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thu nhập và chi phí phát sinh trong quá trình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán vào thu nhập và chi phí nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thu nhập và chi phí phát sinh khi thực hiện mua, bán vàng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi vàng và các hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khác là thu nhập và chi phí phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và vàng.
Trên đây là quy định về hạch toán kế toán về dự trữ ngoại hối nhà nước. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật