Chủ DN được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi nào?
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Lao động (áp dụng trong trường hợp người lao động trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp, tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng...).
- Người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền; người làm việc theo hợp đồng có thời hạn 12-36 tháng, ốm đau đã điều trị 6 tháng liền; người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, ốm đau đã điều trị quá thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa phục hồi;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc có những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Điều 17 Bộ luật Lao động quy định về trường hợp người lao động bị mất việc làm trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ như sau: Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 1 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương.
Hai điều luật trên không hề coi "thay đổi cơ chế công ty" là căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hay cho thôi việc. Việc làm của công ty bạn do đó không hợp pháp.
Thư Viện Pháp Luật