Phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định như thế nào?

Phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm cán bộ phường. Tôi có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn. Phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thái Hùng (hung****@gmail.com)

Phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định tại Điều 27 Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:

1. Tài sản nhà nước được thanh lý theo các phương thức sau:

a) Bán tài sản nhà nước;

b) Phá dỡ, hủy bỏ tài sản nhà nước.

2. Việc thanh lý tài sản nhà nước theo phương thức bán được thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây được bán chỉ định:

a) Tài sản nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên/01 đơn vị tài sản phải đánh giá lại, nếu giá trị còn lại theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng (năm mươi triệu đồng)/01 đơn vị tài sản thì được bán chỉ định;

b) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.

Trên đây là quy định về Phương thức thanh lý tài sản nhà nước. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 52/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào