Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 5 Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, theo đó:
1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Trên đây là quy định về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật