Kiện ai khi thấy quyết định hành chính sai trái?
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: “Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó”…
Vì vậy, trong trường hợp trên thì UBND quận (huyện) là cơ quan được UBND thành phố (tỉnh) trực tiếp giao cho việc tiến hành tổ chức lập phương án đền bù, tái định cư, nên người bị kiện trong trường hợp này là UBND quận.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính về nhập hoặc tách vụ án hành chính thì “Tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết”….
Hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP quy định:
…“Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính…”.
Đây là trường hợp có nhiều người khởi kiện nhưng đều khởi kiện đối với hành vi tổ chức kiểm kê bắt buộc do Phó Chủ tịch UBND huyện tổ chức thực hiện cho cùng một dự án, trên cùng một địa bàn nên có thể nhập thành một vụ án để giải quyết. Nhập vụ án không phải là bắt buộc và phải đảm bảo điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP là: “Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử”.
Thư Viện Pháp Luật