Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Hiện nay nợ công là một vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước, tôi rất quan tâm tới vấn đề này. Công việc của tôi liên quan trực tiếp tới các hoạt động ngân sách nhà nước, nợ công...nên tôi cũng có nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan. Để hiểu rõ hơn tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi nội dung sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Cụ thể ra sao? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Rất mong nhận được phản hồi của quý biên tập. Trân trọng! Tuấn Phúc, HN.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nợ công được quy định tại Điều 14 Luật Quản lý nợ công 2009, cụ thể như sau:

1. Phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm (Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 19, 20 Nghị định 79/2010/NĐ-CP ):

a) Kế hoạch vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo nguồn vay trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và mục đích sử dụng;

b) Kế hoạch trả nợ từ ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.

2. Quyết định danh mục dự án thuộc cấp tỉnh đầu tư từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, nguồn vốn vay trong nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Quyết định vay vốn để đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, đề án vay, phát hành trái phiếu và trả nợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình.

4. Giám sát việc vay, vay lại, phát hành trái phiếu, sử dụng vốn vay và trả nợ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nợ công, được quy định tại Luật Quản lý nợ công 2009. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào