Mức đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Bạn đọc có địa chỉ mail dailythuequ***inh@yahoo.com.vn hỏi: Công ty ty chúng tôi là DN tư nhân, chúng tôi có 2 trường hợp tháng 5/2016 nghỉ việc, vậy muốn báo giảm để cắt sổ BHXH cho 2 trường hợp này chúng tôi phải tăng mức đóng BHXH cho họ từ tháng 01/2016 với mức lương cơ bản đóng BHXH là 3.350.000 đ/tháng có đúng không (chúng tôi ở vùng 2)? Vì Công ty không tăng, thậm chí một số bộ phận còn giảm do tình hình kinh doanh giảm, bây giờ phát sinh mức đóng bổ sung này thì chúng tôi xin hỏi Quý cơ quan lấy từ nguồn nào, việc cơ quan BHXH liên tục tăng mức lương tối thiểu vùng và tỷ lệ trích nộp BHXH làm cho các cá nhân lao động xót xa không muốn tham gia đóng BHXH nữa, còn doanh nghiệp chúng tôi thì không biết lấy thêm nguồn thu từ đâu bổ sung vào, mà như trao đổi qua điện thoại với cán bộ BHXH ở tỉnh thì cán bộ ấy bảo doanh nghiệp cứ lấy ở lương của người lao động, như vậy thì chúng tôi không làm được, chúng tôi mong muốn cơ quan BHXH phải xem xét thực trạng của doanh nghiệp và mức độ thực thi để những doanh nghiệp nhỏ chúng tôi tham gia lâu dài ổn định sản xuất kinh doanh và không phải nợ nần các khoản BHXH bắt buộc. Việc thủ tục báo tăng giảm, thời gian đã rất mất nhiều do đi lại, công văn chúng tôi gửi lên hỏi gần 2 tháng nay vẫn chưa thấy phúc đáp… chúng tôi thật sự hoang mang không biết áp dụng như thế nào cả.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi 2014, đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 đóng BHXH trên mức lương và phụ cấp lương, từ ngày 01/01/2018 trở đi đóng BHXH theo mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động (HĐLĐ).

Căn quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động theo HĐLĐ, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức đóng bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào