Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng

Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hương, đang sinh sống ở Thái Nguyên, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi cơ quan nào có trách nhiệm xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc Hương_097**)

Trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được quy định tại Điều 12 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng, theo đó:

1. Xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.

2. Xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch, trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là quy định về trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào