Vợ tung ảnh nóng của chồng trước khi ly hôn có vi phạm pháp luật?
Mặc dù việc ngoại tình là hành động trái với đạo đức và lương tâm, là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, hành vi ngoại tình cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể và các biểu hiện của nó ra bên ngoài.
Các quy định pháp luật hiện nay chỉ có quy định và nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Như vậy, nếu hành vi ngoại tình đó thể hiện qua quan hệ tình cảm ngoài luồng giữa chồng em gái bạn và cô gái đó, nhưng hai người không chung sống với nhau thì chưa bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi ngoại tình đó chỉ bị coi là vi phạm đạo đức.
Do hai người đó có hành vi ngoại tình và không vi phạm pháp luật nên người vợ trong trường hợp này cần phải bình tĩnh, tránh tình trạng quá khích dẫn đến bản thân mình vi phạm pháp luật trước.
Việc người vợ có các ảnh nóng của hai người thì chỉ nên sử dụng để làm bằng chứng trước tòa hoặc trong việc trao đổi với chồng em gái bạn. Tuyệt đối không được tung ảnh nóng lên mạng, vì hành vi này có thể bị coi là hành vi phạm pháp luật.
Trước hết, cả chồng em gái bạn và cô gái có hành vi ngoại tình được pháp luật bảo vệ đối với hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Cụ thể, điều Điều 31 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, thì:
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh."
Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
Trong trường hợp người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng hoặc phổ biến ra công chúng thì có thể bị coi là có hành vi vi phạm các quy định pháp luật nêu trên. Những người bị công bố ảnh nóng có thể khởi kiện người tung ảnh ra tòa để yêu cầu xin lỗi công khai và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có).
Ngoài ra, hành vi tung ảnh nóng lên mạng còn có thể bị coi là vi phạm quy định pháp luật về sử dụng Internet.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 5.1.b Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm vào mục đích tuyên truyền, kích động dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Nếu người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Nghiêm trọng hơn, nếu người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng, làm lan truyền rộng rãi tới dư luận thì có thể bị coi là có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999 hiện hành về tội làm nhục người khác. Điều 121 quy định như sau “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Thư Viện Pháp Luật