Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận

Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm việc tại chi cục thủy sản. Tôi có một thắc mắc mong được Ban biên tập tư vấn. Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Trâm (tram****@gmail.com)

Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận được quy định tại Điều 10 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản như sau:

1. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tại địa phương tiếp nhận chỉ thực hiện kiểm dịch động vật sử dụng làm giống trong các trường hợp sau đây:

a) Lô hàng vận chuyển từ địa bàn tỉnh khác đến không có Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm động vật thủy sản giống khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bệnh lý.

2. Đối với các lô hàng phải kiểm dịch cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Trên đây là quy định về Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào