Các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng theo pháp luật hiện hành

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoài Tâm, hiện đang ở TP. HCM, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng được quy định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo Khoản 1 Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo đó, căn cứ Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

- Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.

- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án tự áp dụng theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào