Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản được quy định như thế nào?

Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Em xin chào và chúc sức khoẻ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trần Thanh Phương, quê ở Nghệ An. Hiện tại, em đang ôn tập để thi cuối kỳ em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp về vấn đề ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản. Xin chân thành cảm ơn (email: phuo***@gmail.com, sdt: 098362****).

Việc ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản đã được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Phá sản 2014.

Theo đó, việc ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản được quy định như sau:

1. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản liên quan đến việc ủy thác và công việc ủy thác cụ thể.

3. Tòa án nhân dân nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phá sản 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào