Xử lý hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

L và N yêu nhau đã lâu, họ dự định sẽ tiến tới hôn nhân. Sau đó do ăn chơi lêu lỏng, N bị nghiện ma túy nặng. Sau nhiều lần ngăn cản không được,L  quyết định chia tay, L hẹn N đến nhà L. Tại nhà L, N lấy ổ khóa khóa cửa lại, bật nhạc rock thật lớn và đã thực hiện hành vi hiếp đâm L. Sau đó, N lục lọi và lấy toàn bộ nữ trang của L. Nhưng thật bất ngờ, lợi dụng lúc N sơ hở, L đã đâm làm N chết ngay tại chỗ. Sau đó, L đã ra công an phường đầu thú. Dựa vào các dấu hiệu vi phạm pháp luật, hành vi của L là có phải phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo Điều 15 Bộ Luật hình sự 1999 thì: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Trong trường hợp như bạn nói, N sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm, thì đang lục lọi lấy nữ trang của L, có ý định chiếm đoạt tài sản tài sản của L, L có quyền tự vệ. Tuy nhiên có thể thấy hành vi của L chống trả lại, đã dùng dao đâm N là đã vượt khỏi giới hạn phòng vệ chính đáng theo Khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự 1999: 

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, theo Điều 96 Bộ luật Hình sự 1999 thì: Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng vệ chính đáng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào