Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự khi giải quyết phá sản
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự khi giải quyết phá sản đã được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Phá sản 2014.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự khi giải quyết phá sản được quy định như sau:
1. Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, quyết định tuyên bố phá sản và các quyết định khác theo quy định của Luật này.
2. Yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện việc định giá, thanh lý tài sản; thực hiện việc thanh lý tài sản trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này.
3. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản.
4. Đề xuất Tòa án nhân dân thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
5. Phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định của Tòa án nhân dân.
6. Quyết định kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự khi giải quyết phá sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phá sản 2014.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật