Khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ
Khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ được quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:
1. Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh Mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ.
2. Trình tự, thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu
a) Chủ rừng tự xác minh, lập bảng kê lâm sản khai thác, tận dụng, tận thu nêu rõ khối lượng, chủng loại lâm sản và địa danh khai thác, tận dụng, tận thu; gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cấp phép khai thác và theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.
b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác, bảng kê lâm sản khai thác.
c) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.
3. Tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu và nghiệm thu lâm sản
Chủ rừng tổ chức khai thác, tận dụng, tận thu theo đúng giấy phép khai thác và bảng kê lâm sản đã lập; đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác, tận dụng, tận thu.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ, được quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật