Giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất
Theo quy định pháp luật hiện hành thì không cấm cá nhân tiến hành giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất với tổ chức.
Điều 323 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
- Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này.
- Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định.
- Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.
Vấn đề này còn được quy định tại Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP đăng ký giao dịch bảo đảm về đối tượng phải đăng ký giao dịch bảo đảm:
Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển;
đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
Theo Điều 28 Nghị định 83/2010/NĐ-CP thì:
Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
a) Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
b) Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;
d) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 83/2010/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật