Thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Em tên là Lê Thu Hân (email: han***gmail.com), hiện đang là sinh viên năm 2 Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì hai bên có thể thương lượng với nhau. Vậy xin Ban biên tập tư vấn giúp về điều này, xin cảm ơn.

Thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã được quy định cụ thể tại Điều 31, Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Theo đó, thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định như sau:

1. Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Kết quả thương lượng thành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc thương lượng giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào