Làm gì khi người thân mất liên lạc ở nước ngoài?
Trường hợp chị T. chưa được xem là mất tích theo quy định pháp luật.
Điều 78 Bộ luật dân sự 2005 quy định khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, dù đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về người đó.
Khi đó, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Gia đình chị T. có thể liên hệ Văn phòng kinh tế - văn hóa VN tại Đài Bắc để được hỗ trợ. Đơn vị này thực hiện các chức năng lãnh sự như cơ quan đại diện theo nguyên tắc “bảo hộ công dân”.
Mở rộng với những trường hợp người thân đi du lịch nước ngoài rồi mất tích, gia đình ở VN cần nhanh chóng liên hệ phòng lãnh sự ngoài nước Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) để thông báo, yêu cầu cơ quan đại diện VN ở nước ngoài phối hợp hỗ trợ, giải quyết.
Khi đi du lịch nước ngoài cần trang bị thông tin về cơ quan đại diện ngoại giao VN tại nước ngoài để được hỗ trợ khi gặp sự cố như mất hộ chiếu, tai nạn, bị bắt... Các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ lãnh sự - bảo hộ công dân theo Luật cơ quan đại diện ngoại giao VN tại nước ngoài.
Khi đi nước ngoài, công dân VN ngoài hộ chiếu thì nên mang theo người các giấy tờ như chứng minh nhân dân, bằng chứng nhập cảnh hợp pháp như vé máy bay, tờ khai nhập cảnh (để xác nhận quốc tịch VN trong trường hợp mất hộ chiếu).
Trường hợp du lịch theo tour, cần có thông tin liên hệ của trưởng đoàn và một số thành viên để liên lạc khi gặp sự cố, có thể photo hoặc chụp lại rồi lưu trong thiết bị di động.
Đối với trường hợp mất tích khi đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động, các chuyên gia pháp lý cho biết gia đình tại VN phải liên hệ với doanh nghiệp dịch vụ đã đưa người lao động đi, đồng thời thông báo với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).
Cơ quan này sẽ liên hệ với cơ quan đại diện VN ở nước sở tại để có biện pháp hỗ trợ.
Thư Viện Pháp Luật