Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại

Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Diễm My (email: my***gmail.com, số điện thoại: 0163745****). Em thấy hiện nay chứng từ điện tử được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch thương mại. Tuy nhiên, chứng từ này lại có độ tin cậy không cao. Vậy tiêu chí nào để bảo đảm đủ tin cậy của chứng từ điện tử. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại đã được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Theo đó, tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:

a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;

b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cấp phép mà các bên thỏa thuận lựa chọn;

c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;

d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy của chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch thương mại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào