Việc Điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với các trường hợp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Việc Điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với các trường hợp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu những quy định pháp luật về tai nạn lao động nghề nghiệp. Tôi có vài thắc mắc mong được các anh chị giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi: Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu những quy định pháp luật về tai nạn lao động nghề nghiệp. Tôi có vài thắc mắc mong được các anh chị giải đáp. Anh chị cho tôi hỏi: Việc Điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với các trường hợp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì việc Điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với các trường hợp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài được quy định như sau:

- Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

- Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc Điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều này cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Việc Điều tra, xác minh tai nạn lao động đối với các trường hợp người Việt Nam làm việc ở nước ngoài được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào