Làm lại Giấy khai sinh gốc
Đối với trường hợp của bạn, do bạn đã bị mất Giấy khai sinh, mặt khác cơ quan đăng ký khai sinh cho bạn cũng không còn lưu Sổ đăng ký khai sinh, vì vậy bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký lại việc sinh theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch, theo đó: Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên (các loại giấy tờ này không nhất thiết phải cung cấp đầy đủ do vậy việc cán bộ Tư pháp hộ tịch yêu cầu bạn cung cấp bằng cấp III và học bạ cấp III thì mới đăng ký lại việc sinh là không đúng với quy định của pháp luật), mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Căn cứ vào quy định trên, do các giấy tờ của bạn không thống nhất nhau về tên gọi, do vậy việc đăng ký lại việc sinh sẽ đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên, tức là tên của bạn sẽ đăng ký theo như tên trong Sổ hộ khẩu, sau khi bạn đã đăng ký lại việc sinh xong thì các cơ quan chức năng có liên quan sẽ căn cứ vào đó để sửa lại họ tên cho bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về làm lại Giấy khai sinh gốc. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật