Trình tự hạch toán BHXH, BHYT BH thất nghiệp để giải quyết chế độ hưu trí

Bạn đọc từ địa chỉ email minhchau22***[email protected] hỏi: Đơn vị em là đơn vị hành chính sự nghiệp, có 10 viên chức và 70 lao động hợp đồng. Tháng 7/2016 có 1 viên chức về hưu trước tuổi nhưng chưa làm được sổ hưu vì đơn vị nợ tiền bảo hiểm tháng 6. Đến 8/8/2016 đơn vị em chuyển trả tiền bảo hiểm tháng 6/2016 nhưng bên bảo hiểm họ không đồng ý làm sổ hưu cho viên chức đó. Họ trả lời rằng đơn vị em mới nộp BHXH hết T5/2016 và BH thất nghiệp, BHYT đến tháng 8/2016. Vậy cho em hỏi là tại sao đơn vị em chuyển tiền BHXH T6/2016 mà bảo hiểm lại hạch toán BHYT, BH thất nghiệp đến tận tháng 8/2016 mà BHXH chỉ đến tháng 05/2016? Xin nhờ BHXH Việt Nam trả lời giúp em.

Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Khoảng 2 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, khi đơn vị ông/bà đóng tiền BHXH, cơ quan BHXH thực hiện thu tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kể cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BH thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật, sau đó mới hạch toán thu theo thứ tự vào các quỹ BHXH, BHYT BH thất nghiệp. Do đó, trường hợp đơn vị ông bà có 01 viên chức về hưu, thì cơ quan BHXH phải thực hiện thu đủ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đơn vị lao động này để giải quyết chế độ hưu trí.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào