Vì sao lại đặt tên Thừa phát lại?

Vì sao lại đặt tên Thừa phát lại? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Hoài Lâm, hiện đang là sinh viên trường Đại học Luật TP. HCM. Trong quá trình học, em có được giảng về chế định thừa phát lại nhưng không hiểu vì lý do gì mà lại đặt cái tên ấy. Ban biên tập có thể giải thích giúp em được không? Chân thành cảm ơn!

Tên gọi "thừa phát lại" là một thuật ngữ có gốc Hán - Việt và có tính lịch sử, nó được tồn tại ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ trước năm 1975.
Tên "thừa phát lại" đã đi vào tiềm thức của người dân phía Nam. Nghĩa của nó chỉ một người công lại (một người không phải nhân viên nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực nhà nước vì người đó được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm). Trong vốn từ ngữ Việt Nam hiện nay, cũng có người đề xuất có tên khác như: thừa hành viên, ở các tỉnh phía Bắc cũng có thời kỳ có các nhân vật "mõ tòa". Nhưng xét về tổng thể, thừa phát lại không chỉ là thừa hành viên, thừa phát lại cũng không chỉ là mõ tòa. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lý do đặt tên là Thừa phát lại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào