Hình thức, biện pháp xử lý nợ phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam
Hình thức, biện pháp xử lý nợ phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
a) Tổ chức đôn đốc, thu nợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ đòi nợ hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
b) Xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ.
c) Bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật, gồm cả nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ.
Trường hợp bán nợ mà dẫn tới Công ty bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng Công ty phải giải thể, phá sản thì Hội đồng thành viên phải làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để bồi thường theo quy định của pháp luật, Điều lệ hoạt động và Quy chế này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức, biện pháp xử lý nợ phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 134/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật