Người hôi của sẽ bị phạt thế nào?
Hôi của thường là hành vi lợi dụng khó khăn, vướng mắc của người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản một cách công khai, chẳng hạn với xe chở hàng hóa gặp tai nạn… Đây là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản và có dấu hiệu tội phạm.
Khoản 1 điều 137 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Trường hợp có những tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến chung thân (gây hậu quả dặc biệt nghiêm trọng,...) theo các khoản 2, 3, 4, 5 điều 137 Bộ luật Hình sự:
Theo khoản 2, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm:
- Hành hung để tẩu thoát
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
- Tái phạm nguy hiểm
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoản 3, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Khoản 4, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Khoản 5, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Trường hợp không đủ yếu tố xử lý hình sự, người hôi của có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản vẫn bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ một triệu đến hai triệu đồng.
Thư Viện Pháp Luật