Quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính được quy định thế nào?

Quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính được quy định thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Sau khi luật tố tụng hành chính có hiêu lực thì tôi có tìm hiểu những quy định của luật này và những văn bản liên quan. Tuy nhiên có một vài thắc mắc tôi chưa được giải đáp và muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp. Anh chị cho tôi hỏi: Quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính được quy định thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên được quy định như sau:

- Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định thực hiện các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị quy định tại Luật Tố tụng hành chính và Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.

- Kiểm sát viên quyết định thực hiện các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị sau đây:

+ Các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị quy định tại các khoản 6 và 8 Điều 43, khoản 6 Điều 84, khoản 4 Điều 166, điểm c khoản 1 Điều 182, Điều 183 và Điều 186 Luật Tố tụng hành chính;

+ Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án hành chính theo các điều 4, 5 và 6 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;

+ Yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo Điều 21 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;

+ Yêu cầu đương sự bổ sung nội dung đơn và tài liệu kèm theo đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo khoản 2 Điều 258, Điều 286 Luật Tố tụng hành chính;

+ Yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo khoản 2 Điều 259, Điều 286 Luật Tố tụng hành chính;

+ Yêu cầu Tòa án, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Điều 343 Luật Tố tụng hành chính và khoản 3 Điều 31 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;

+ Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng cư trú, cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng làm việc thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng theo khoản 3 Điều 101 Luật Tố tụng hành chính;

+ Kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó, nếu họ không có người khởi kiện theo khoản 3 Điều 25 Luật Tố tụng hành chính;

+ Kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa theo khoản 2 Điều 76 Luật Tố tụng hành chính;

+ Kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện theo khoản 1 Điều 124 Luật Tố tụng hành chính.

Quyền yêu cầu, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quyết định của Luật tố tụng hành chính.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm sát viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào