Làm quản lý giáo dục có được hưởng phụ cấp thâm niên?
Với những thông tin mà bạn cung cấp rất khó để chúng tôi trả lời chính xác cho bạn. Vì vậy, theo chúng tôi bạn cần đọc và nghiên cứu kỹ Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ "Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo" để xác định xem mình có thuộc đối tượng phụ cấp thâm niên hay không.
Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, căn cứ vào các viện dẫn nêu trên, ngoài công tác quản lý nếu bạn vẫn tham gia giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thâm theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP.
Mức phụ cấp được áp dụng theo Điều 3 Nghị định trên. Cụ thể: Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Thư Viện Pháp Luật