Đơn từ anh chị em
Về mối quan hệ giữa anh, chị, em ruột Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Điều 105. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Điều 103. Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
1. Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
2. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
3. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Pháp luật không có quy định thủ tục từ bỏ anh, chị, em ruột. Vì vậy, nếu như anh, chị, em ruột của bạn có hành vi hành hạ, xúc phạm bạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Do mối quan hệ anh, chị, em ruột là mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, do đó, bạn cần giải thích cho người anh, chị, em của bạn rõ về những vi phạm để người đó tự nhận thức mà thay đổi cách xử sự. Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu những người thân khác trong gia đình hỗ trợ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc viết đơn từ anh chị em. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật