Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm tồn lưu
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 30/2016/TT-BTNMT thì việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm tồn lưu được quy định như sau:
- Việc điều tra, đánh giá sơ bộ nhằm xác định khu vực có hoặc không có chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Việc điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm các nội dung:
+ Tổng hợp, rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
+ Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
+ Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định chất ô nhiễm tồn lưu, nguồn ô nhiễm tồn lưu và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
+ Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
- Quy trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 30/2016/TT-BTNMT.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
+ Trường hợp không phát hiện chất ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành công bố thông tin khu vực không bị ô nhiễm tồn lưu;
+ Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 7 Thông tư 30/2016/TT-BTNMT;
+ Trường hợp khu vực bị ô nhiễm thuộc địa bàn 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên (sau đây gọi tắt là liên tỉnh) thì báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm tồn lưu được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2016/TT-BTNMTquy định về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật