Cho người khác mượn giấy tờ tùy thân đi làm và đóng BHXH thì phải ghi sổ lý lịch như thế nào?

Xin cho cháu hỏi: Cháu sinh năm 1992. Năm 2015 cháu có cho một người em (con của cậu) mượn giấy để đi làm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn (lúc đó em đó chưa đủ tuổi). Trong thời gian đi làm em đó có tham gia đóng BHXH lấy tên cháu (lúc đó cháu chưa tốt nghiệp lớp 12); tháng 6/2015 cháu tốt nghiệp nhưng đã tham gia BHXH 03/2015. Bây giờ cháu đang định thi tuyển công chức thì phải ghi sổ lý lịch như thế nào? Sau này có bị ảnh hưởng gì đến chế độ của cháu hay không?  Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội 2014.  Để giải quyết trường hợp này, BHXH Việt Nam có hướng dẫn điều chỉnh lại cho đúng với tên thật của người lao động. Hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH của người lao động (người mượn giấy) như sau:
       - 01 đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH, kèm theo sổ BHXH đã cấp và tờ khai cấp sổ lần đầu.
       - 01 Sơ yếu lý lịch khai lại đúng với nhân thân của người lao động, có xác nhận của người sử dụng lao động.
       - 01 Bản xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian người lao động làm việc tại đơn vị, có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận;
       - 01 Bản cam kết của người cho mượn hồ sơ và người mượn hồ sơ, có chứng thực của chính quyền địa phương.
       Tất cả hồ sơ trên gửi về BHXH huyện, thành phố nơi đơn vị, công ty tham gia BHXH.
Trường hợp của cháu có hỏi: phải ghi lý lịch như thế nào, có ảnh hưởng gì đến chế độ sau này không?
Việc này cháu nên liên hệ chính quyền địa phương nơi cư trú. Nhưng theo ý kiến riêng của BHXH thì cháu nên khai thực tế thời gian làm việc và tham gia BHXH của cháu (vì em cháu đã được cơ quan BHXH cho lập hồ sơ lại đúng tên thật để hưởng thời gian tham gia BHXH trước đây).

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ghi sổ lý lịch khi đã cho người khác mượn giấy tờ tùy thân đi làm và đóng BHXH. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào