Quy định của pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với trẻ em?

Quy định của pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với trẻ em?

Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với trẻ em là trường hợp phạm tội bắt cóc trẻ em làm con tin hoặc tuy không bắt cóc trẻ em làm con tin nhưng chiếm đoạt tài sản của trẻ em bằng thủ đoạn bắt cóc người thân của trẻ em để buộc trẻ em phải nộp tiền chuộc. Tuy nhiên, thực tiễn xét sử người phạm tội chủ yếu bắt cóc trẻ em làm con tin để cha mẹ, hoặc người thân phải nộp cho chúng 1 khoản tiền chuộc.
 
Phạm tội đối với trẻ em được coi là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội đối với người đã thành niên, không chỉ xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục xây dựng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà con bảo vệ những người không có khả năng tự vệ.
 
Tình tiết " Phạm tội với trẻ em " không chỉ là yếu tố định khung hình phạt mà trong nhiều trường hợp  nó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, khi áp dụng điểm d khoản 2 Điều 134 đối với người phạm tội thì không coi nay là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa.
 
Khi quyết định hình phạt nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì trẻ em càng ít tuổi, sự kháng cự càng yếu ớt thì mức án phạt càng nặng; trường hợp bắt cóc trẻ em làm con tin sẽ bị phạt nặng hơn trường hợp buộc trẻ em nộp tiền chuộc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào