Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?

Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn An (email: an***gmail.com). Vừa rồi, tôi có tham gia vào một vụ án hành chính. Vụ việc này đã được giải quyết sơ thẩm và mới có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Tôi rất thắc mắc pháp luật quy định về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Theo đó, quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân dân phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào