Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào?

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một vấn đề liên quan tới lĩnh vực an toàn – vệ sinh thực phẩm mong được ban biên tập tư vấn. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thu Cúc (cuc***@gmail.com)

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 54 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:

1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:

a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;

b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;

c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trên đây là quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật an toàn thực phẩm 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào