Các trường hợp không được cấp phép đối với văn phòng đại diện, chi nhánh

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Phương, hiện đang làm nhân viên công ty TNHH X tại TP.HCM. Công ty tôi dự định mở thêm chi nhánh ngoài Hà Nội. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi các trường hợp nào không được cấp phép đối với văn phòng đại diện, chi nhánh? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh được quy định tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

1. Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.

3. Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp không được cấp phép đối với văn phòng đại diện, chi nhánh. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 07/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi nhánh

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào