Quy định về việc chất vấn của đại biểu Quốc hội

Quy định về việc chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Minh, đang sinh sống ở Phú Thọ, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi việc chất vấn của đại biểu Quốc hội được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Hoàng Minh_097**)

Việc chất vấn của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 50 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:

- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này.

- Nội dung chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người bị chất vấn.

- Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 26 của Luật này, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trường hợp đại biểu Quốc hội gửi chất vấn trực tiếp bằng văn bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất vấn, đồng thời gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trên đây là quy định về việc chất vấn của đại biểu Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào