Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án nhằm chống bạo lực gia đình

Cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án nhằm chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Nguyễn Hải Anh (quê ở Khánh Hoà). Hiện tôi có một vấn đề muốn nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập: trong xóm tôi có một gia đình bị Toà án ra quyết định cấm tiếp xúc nhằm chống bạo lực gia đình. Em muốn biết quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của em là an***@gmail.com.

Việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án nhằm chống bạo lực gia đình đã được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Theo đó, việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án nhằm chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

1. Toà án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc quy định tại Điều này được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Toà án nhằm chống bạo lực gia đình. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào