Xây dựng dự thảo thông tư liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Xây dựng dự thảo thông tư liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu một số văn bản liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên có vài điểm tôi chưa rõ lắm, mong anh chị giải đáp giúp tôi. Anh chị cho tôi hỏi: Xây dựng dự thảo thông tư liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp từ quý anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 27/2016/TT-NHNN thì việc xây dựng dự thảo thông tư liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:

- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan và trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động chính sách (nếu có) để thực hiện:

+ Xây dựng đề cương;

+ Soạn thảo dự thảo thông tư;

+ Dự thảo tờ trình, trong đó nêu rõ: sự cần thiết ban hành văn bản; mục đích, quan điểm chỉ đạo việc xây dựng dự thảo văn bản; quá trình xây dựng dự thảo văn bản; bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo văn bản; những vấn đề xin ý kiến (nếu có);

+ Bản thuyết minh các nội dung của dự thảo thông tư hoặc bản so sánh và thuyết minh những điểm khác nhau giữa dự thảo thông tư với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế (trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế).

- Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, hiệp hội, hội, các trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Xây dựng dự thảo thông tư liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 20 Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự thảo

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào