Lập đề nghị xây dựng nghị định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lập đề nghị xây dựng nghị định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu một số văn bản liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên có vài điểm tôi chưa rõ lắm, mong anh chị giải đáp giúp tôi. Anh chị cho tôi hỏi: Lập đề nghị xây dựng nghị định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp từ quý anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 27/2016/TT-NHNN thì việc lập đề nghị xây dựng nghị định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định:

+ Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;

+ Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 86 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 10, 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi Vụ Pháp chế để cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định;

+ Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng nghị định; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tạikhoản 2 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng nghị định;

+ Sao gửi Văn phòng đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua để tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác của Chính phủ; gửi Vụ Pháp chế đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua để theo dõi, đôn đốc.

- Trường hợp cần điều chỉnh đề nghị xây dựng nghị định, đơn vị lập đề nghị phối hợp với Văn phòng thực hiện việc điều chỉnh theo quy định về điều chỉnh chương trình công tác của Chính phủ và gửi Vụ Pháp chế để theo dõi, đôn đốc.

- Trong quá trình lập đề nghị xây dựng nghị định, trường hợp đề nghị xây dựng nghị định có nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, đơn vị lập đề nghị báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.

- Đối với các nghị định thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư 27/2016/TT-NHNN, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.

Việc lập đề nghị xây dựng nghị định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 10 Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào